3 dạng câu tường thuật thường gặp, chi tiết cách dùng và công thức

cach-dung-cau-truc-cau-tuong-thuat-trong-tieng-anh

Bạn tự tin giao tiếp và kể cho bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp những chuyện thú vị, hấp dẫn mà bạn gặp phải bằng tiếng Anh? Nhưng bạn lại mắc lỗi ngữ pháp khi tường thuật lại ý nói của người khác? Có lẽ nguyên nhân là do bạn chưa nắm rõ cấu trúc câu tường thuật hoặc còn nhầm lẫn giữa cách dùng các dạng của loại câu này. Để giúp bạn học làm rõ chủ điểm Anh ngữ với đề tài câu tường thuật, Sedu Academy sẽ chỉ ra 3 dạng câu tường thuật thường gặp cũng như chi tiết cách dùng và công thức của

nó.

Khái niệm câu tường thuật

dinh-nghia-cau-tuong-thuat-la-gi

Câu tường thuật trong tiếng Anh thường được xếp theo chủ điểm câu trực tiếp - gián tiếp. Đây là loại câu được vận dụng với mục đích thuật lại một sự việc hay lời nói của ai đó. Hiểu theo cách khác thì câu tường thuật chính là chuyển đổi từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.

Ví dụ:

- Hana said that she would come to my house the next day.

Hana bảo rằng ngày mai con bé sẽ sang nhà tôi.

- That beautiful girl asked me if I wanted to take her number.

Cô gái xinh đẹp đó hỏi tôi có muốn lấy số của cô ấy không.

Ví dụ thứ nhất được gọi là tường thuật của câu phát biểu và minh họa thứ hai thể hiện Câu tường thuật dạng câu hỏi, hay còn được biết đến là câu tường thuật yes/no. Vậy chi tiết cách dùng của từng dạng câu tường thuật là như thế nào? Có công thức ra sao? Hãy cùng Sedu Academy tìm hiểu kỹ hơn tại phần sau đây.

3 dạng câu tường thuật quan trọng trong tiếng Anh

cau-truc-cau-tuong-thuat-trong-tieng-anh

Câu tường thuật trong tiếng Anh được chia làm 3 dạng chính, đó là:

Dạng câu tường thuật thứ nhất: Câu phát biểu

Tường thuật câu phát biểu được hiểu là kể lại một lời tuyên bố, phát biểu, câu nói của ai đó.

Công thức:

S + say/said/tell/told + (that) + S + V

Ví dụ:

- Lucas told me that he had come to China 2 years ago.

Lucas nói với tôi rằng anh ấy đã đến Trung Quốc 2 năm trước.

- The boy next door said that he would bring us some delicious food.

Cậu bé hàng xóm nói rằng cậu ấy sẽ mang cho chúng tôi một số món ăn ngon.

Dạng câu tường thuật thứ hai: Câu hỏi

Khi ai đó hỏi bạn hay một đối tượng bất kỳ về một vấn đề nào đó và bạn cần tường thuật lại với người khác thì đây chính là lúc áp dụng dạng câu tường thuật thứ hai. Câu tường thuật dạng câu hỏi phân làm hai loại nhỏ:

Loại câu tường thuật yes/no - Câu tường thuật asked: Câu hỏi dạng này thường bắt đầu với động từ tobe hoặc trợ động từ. Trong loại câu này, bạn cần lưu ý:

- Sử dụng động từ tường thuật: “ask”, “inquire”, “wonder”, “want to know”,…

- Tiếp nối động từ tường thuật là “if” hoặc “whether” để thể hiện sự có hoặc không cho câu hỏi yes/no.

Công thức:

S + asked + (O) + if/whether + S + V

Ví dụ:

Aoi asked me if I intended to be absent from the next class.

Aoi hỏi tôi liệu tôi có định vắng mặt ở lớp tiếp theo không.

Loại câu Wh-question: Lặp lại từ để hỏi sau động từ tường thuật. Đồng thời đổi trật tự từ sao cho phù hợp với hoàn cảnh nói.

Công thức:

S + asked + (O) + Wh- Question + S +Verb

Ví dụ:

Yume asked her dad what his dream was.

Yume hỏi bố cô ước mơ của ông là gì.

Dạng câu tường thuật thứ ba: Mệnh lệnh

Công thức:

S + told + O + to + V-infinitive

(Câu tường thuật told)

Ví dụ:

The chairman told his secretary to write down what he had said.

Chủ tịch nói với thư ký của mình viết ra những gì ông đã nói.

Công thức dạng mệnh lệnh phủ định:

S + told + O + not + to V

Bảo với ai không làm gì

Bạn cũng có thể sử dụng các từ khác để thay thế cho “told” như: order, ask, beg, advise, warn, remind, command, instruct,…

Các bước triển khai câu tường thuật cần nắm vững

Để hoàn thành đúng chuẩn một câu tường thuật, bạn cần biết quy luật lùi thì và biến đổi từ trong câu trực tiếp sang câu gián tiếp. Sau đây là 4 bước tạo ra câu tường thuật đúng nghĩa:

Bước 1: Chọn ra động từ giới thiệu (say/said, tell/told)

Những động từ giới thiệu này sẽ được tiến hành Lùi thì trong câu tường thuật. Tùy vào nhu cầu sử dụng, bạn có thể kết hợp thêm liên từ “that” sau động từ giới thiệu hoặc không.

Bước 2: Tiến hành lùi thì

Phần lớn câu tường thuật gián tiếp sẽ được lùi một thì so với câu trực tiếp ban đầu. Ví như để lùi thì trong câu tường thuật bạn cần ghi nhớ: 

- Hiện tại đơn chuyển sang quá khứ đơn;

- Quá khứ tiếp diễn chuyển sang quá khứ hoàn thành tiếp diễn;

- Tương lai đơn chuyển sang câu điều kiện ở hiện tại (điều kiện loại 1).

Còn đối với động từ khiếm khuyết - modal verb, bạn lùi như sau:

Can → could

May →  might

Must →  must/had to

Đặc biệt lưu ý:

- Các từ không lùi thì: ought to, should, would, could và might.

Do đó các từ ought to, would, could, might và Should trong câu tường thuật sẽ giữ nguyên. 

- Không tiến hành lùi thì khi tường thuật về một sự thật hiển nhiên.

- Không lùi thì nếu trong câu có sử dụng động từ tường thuật “say” và “tell” ở thì hiện tại.

Ví dụ:

- Scientists say: “ The sun rises in the east”.

→ Scientists say that the sun rises in the east.

Các nhà khoa học nói rằng mặt trời mọc ở phía đông.

- Son says: “I still have work to do”.

→ Son said he still had work to do.

Son bảo rằng anh vẫn còn nhiều việc phải làm.

- Grandma says: “I came to your house yesterday”.

→ Grandma said that she had come to my house the previous day.

Bà nói rằng bà đã đến nhà tôi vào ngày hôm trước.

Bước 3: Thực hiện chuyển đổi đại từ, đại từ nhân xưng, và tính từ sở hữu

Bên cạnh việc lùi thì bạn cũng cần chú trọng thay đổi đại từ, đại từ nhân xưng và tính từ sở hữu sao cho phù hợp với ngữ ảnh. Bao gồm:

I → He/She, We → They, Mine  → His/Her, Yours  → Mine/Ours,... 

Nhưng nếu bạn cần tạo ra Câu tường thuật dạng câu hỏi thì các đại từ này sẽ không đổi.

Bước 4: Biến đổi trạng từ chỉ thời gian và nơi chốn

Ví dụ:

The day before → Two days before

Tomorrow → The day after/ In two days time

Last week → The week before, the previous week

This → That

Every day trong câu tường thuật giữ nguyên.

Dạng câu tường thuật đặc biệt cần chú ý

Dạng tường thuật câu điều kiện

Nếu cần tường thuật lại câu điều kiện loại một, bạn áp dụng quy tắc lùi thì theo công thức sau:

S + said/told (that) If + S + V_ed, S + would + V

Ví dụ:

Barcode said that if he came to Japan, he would attend all the cosplay festivals.

Barcode nói rằng nếu đến Nhật Bản, anh ấy sẽ tham dự tất cả các lễ hội cosplay.

Lưu ý:

Câu điều kiện loại 2 và 3 khi tường thuật sẽ không cần lùi thì.

Một số câu tường thuật đặc biệt khác

cau-tuong-thuat-dac-biet

Bên cạnh những dạng câu tường thuật phổ biến nêu trên, bạn cũng cần ghi nhớ những loại câu văn tường thuật đặc biệt khác, bao gồm:

- S + promised + to V

- S + agree + to V

- S + accuse + sb + of + Ving

Muốn thực sự hiểu rõ câu tường thuật và ghi nhớ thật sâu và lâu, bạn cần thực hành đa dạng loại Bài tập câu tường thuật để rèn luyện. Chúc bạn học tốt, đạt kết quả cao!

5 phút hiểu rõ tính từ là gì thông qua dấu hiệu nhận biết, cách dùng, phân loại
5 phút hiểu rõ câu khẳng định là gì? Cách đổi sang câu phủ định và nghi vấn
Các dạng bài tập thì tương lai đơn dành cho lớp 5, 6, 7

Xem thêm về: Chủ đề các kiến thức tiếng anh

CÔNG TY TNHH ĐÀO TẠO SEDU
Trụ sở chính: Số 12, ngõ 248, Đường Hoàng Ngân, Phường Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 035 354 7680
Email: seduacademy.cskh@gmail.com
Website: https://seduacademy.edu.vn

Fanpage: Sedu Academy



Bài viết liên quan

Từ vựng tiếng Anh giao tiếp khách sạn cho nhân viên và khách hàng
Từ vựng tiếng Anh giao tiếp khách sạn cho nhân viên và khách hàng
Dấu hiệu thì hiện tại đơn và những điều cần lưu ý
Dấu hiệu thì hiện tại đơn và những điều cần lưu ý
Tổng hợp 12 cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm trong đề thi THPT Quốc gia
Tổng hợp 12 cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh trọng tâm trong đề thi THPT Quốc gia
Edmicro IELTS: Ứng dụng Tự học, luyện thi IELTS cùng AI hiệu quả
Edmicro IELTS: Ứng dụng Tự học, luyện thi IELTS cùng AI hiệu quả